Marketing trải nghiệm là gì
Với sự phát triển vượt bậc của hệ thống thông tin truyền thông và các hình thức tiếp thị online, khách hàng đang rơi vào ma trận giữa các mặt hàng chất lượng và kém chất lượng. Không có quá nhiều sự khác biệt trong chất lượng giữa các sản phẩm chỉ thông qua các quảng cáo online.
Bạn đang ở một trung tâm thương mại hoặc một cửa hàng điện máy lớn, bất chợt bạn nghe được giọng hát hơi bị lỗi phát ra từ đâu đó. Sau khi tự tát vào mặt mình 3 cái và những người khác nhìn mình như người điên nhưng bạn vẫn nghe giọng hát ấy văng vẳng đâu đây. Mất hết 15 phút chạy lòng vòng bạn mới nhận ra đây là giọng của một khách hàng đang thử loa và nó chính là một dạng của marketing trải nghiệm.
Vậy marketing trải nghiệm là gì?

Thật giả lẫn lộn
1. Thời đại khách hàng khó tính
Không phải khách hàng khó mà thế giới ảo khiến cho khách hàng không tin vào tình yêu thật.
Với sự phát triển vượt bậc của hệ thống thông tin truyền thông và các hình thức tiếp thị online, khách hàng đang rơi vào ma trận giữa các mặt hàng chất lượng và kém chất lượng. Không có quá nhiều sự khác biệt trong chất lượng giữa các sản phẩm chỉ thông qua các quảng cáo online. Do đó sau nhiều cái kết giận bay màu vì mua hàng online, khách hàng trở nên khó tính hơn và cẩn thận hơn, họ bắt đầu có những sự chọn lọc khắt khe hơn. Chính vì vậy, những trải nghiệm và khám phá thực tế thường mang lại hiệu quả hơn là những thông điệp riêng lẻ.
2. Marketing trải nghiệm
Marketing trải nghiệm (hay Experiential Marketing) là một loại chiến lược nhằm thu hút nhiều người dùng tương tác hoặc trải nghiệm thực tế với một sản hoặc những giá trị hay hình ảnh đại diện của một thương hiệu nào đó. Nó giúp kết nối thương hiệu với khách hàng thông qua các giá trị thực tế mà khách hàng cảm nhận được từ trải nghiệm.
Đây là một chiến lược thực tế và mang tính chất xu hướng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Ưu nhược điểm của Marketing trải nghiệm
3.1 Ưu điểm
Marketing trải nghiệm giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như doanh nghiệp. Nó giúp thông điệp của những thương hiệu không chỉ là lời nói suông. Một phương tiện truyền thông đáng tin cậy nhất giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm khách quan thông qua việc trực tiếp cầm nắm, kết nối với sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách này doanh nghiệm cũng có thể khảo sát được hành vi người dùng để điều chỉnh các kênh truyền thông nhằm kích thích nhu cầu khách hàng.
Nếu làm tốt về trải nghiệm, doanh nghiệm có thể chuyển những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết và khách hàng thân thiết trở thành những mắc lưới trong mạng lưới những kênh truyền thông thực tế hiệu quả.
3.2 Nhược điểm
Việc trực tiếp giúp khách hàng có được cái nhìn chính xác nhất về sản phẩm, do đó nó là con dao 2 lưỡi với những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Những sự cố hay các ý kiến tiêu cực sẽ là những bài toán khó giải quyết cho các Maketer trong chiến dịch Marketing trải nghiệm.
Ngoài ra, ngân sách lớn cũng như cách thức tổ chức và hình thức tiếp cận những người tham gia trải nghiệm cũng là những khó khăn khiến cho các chiến dịch Marketing trải nghiệm khó thực hiện đối với một số doanh nghiệp.
Tổng kết: Marketing trải nghiệm không chỉ đơn thuần là mang trải nghiệm một sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, nó còn là một kênh hiệu quả để truyền tải những thông điệp cũng như kết nối người dùng với thương hiệu, sản phẩm.
Từ tốt cho doanh nghiệp sang tốt cho khách hàng => tốt cho cả hai high high high.
Banhmikhong.net
Bánh mì không
Ở đây không bán bánh mì, ở đây ăn bánh mì không, nói chuyện lông bông...
Tel: 0939-809-889
THANKS & BEST REGARD !!!