Yếu tố quan trọng trong quảng cáo sản phẩm
Không thể phủ nhận việc khiến cho khách hàng tương tác với nội dung của bạn là một bước để tiến tới tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Nhưng một khách hàng tiềm năng chỉ có thể trở thành khách hàng thực sự khi họ bắt đầu hành động với chính sản phẩm của bạn.
Trong hầu hết các chiến lược marketing sản phẩm, người ta luôn tìm cách để thu hút sự chú ý, tò mò dẫn đến nhu cầu tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. Đại đa số các nhà phân phối hiện nay thường chọn cách quản cáo về những tính năng nổi bật của sản phẩm nào đó hơn là đi tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu sâu xa của khách hàng.
Đối với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhưng trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có cùng chức năng và chất lượng, thậm chí các loại hàng nhái, hàng giả có thể sao chép mẫu mã và những tính năng cơ bản mà người dùng bình thường khó có thể nhận biết được. Lúc này, giá thành rẻ hơn lại mang nhiều lợi thế hơn.
Do đó, những doanh nghiệp biết cách làm marketing thường không lấy chức năng hay chất lượng sản phẩm làm trọng tâm trong các chiến dịch quảng cáo của họ. Thông qua các yếu tố về mặt cảm xúc và trải nghiệm người dùng, các marketer sẽ dẫn dắt khách hàng đến những sự quan tâm và thiện cảm về thương hiệu, từ đó thu hút người dùng trở thành khách hàng trung thành của họ.
Cảm xúc quan trọng hơn tính năng
Trước khi quyết định mua hàng, khách hàng đã trải qua các quá trình từ phát sinh mong muốn, tìm kiếm thông tin, đánh giá và so sánh... do đó họ đã tìm hiểu đầy đủ về các sản phẩm nên việc tiếp cận khách hàng thông qua tính năng sản phẩm là không cần thiết. Khách hàng thường quan tâm tới những thương hiệu mang đến cho họ những ấn tượng về cảm xúc, các trải nghiệm chân thật từ đó giúp họ khai phá ra nhu cầu thực tế.
Các quảng cáo TVC hoặc các hình thức brand marketing thường chiếm ưu thế trong việc tiếp cận cảm xúc người dùng một cách chân thực nhất. Biti's với chuỗi series "Đi để trở về" đã thực sự thành công trong việc mang Tết về nhà và những cảm xúc của những người con xa xứ. Coca-cola Việt Nam với Cảm ơn những anh hùng thầm lặng (For the human race) đã tái hiện những khoản cách và mất mát do dịch bệnh nhưng tình người và những điều ý nghĩa vẫn luôn diễn ra. Chiến dịch đã rót đầy nhân ái và hy vọng vượt qua đại dịch.
Người ta có thế thấy fan của Apple sẵn sàng bỏ tiền để mua một chiếc Ip thế hệ mới nhất mà không cần quan tâm nó có những tính năng nổi bật gì. Sự trung thành với thương hiệu đã thúc đẩy khách hàng mở hầu bao chứ không phải là những tính năng vật lý của nó.
Hành động với sản phẩm khác hành động với quảng cáo
Có nhiều doanh nghiệp hiện nay khi nói về marketing sẽ nghĩ tới ngay các hình thức quảng cáo thông qua internet, báo đài, các hệ thống hiển thị... Họ chỉ chú ý tới sự nhấn mạnh các đặc trưng sản phẩm hoặc tần suất xuất hiện của nó và tự xem đó là yếu tố thu hút khách hàng. Nhiều marketer đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng bá thông qua việc chiến dịch của họ tiếp cận được bao nhiêu người, các chỉ số về tương tác với chiến dịch... mà không thực sự biết được hiệu quả bán hàng mà nó mang lại. Thực sự họ đang đốt tiền mà không hề có mục đích.
Bài toán khác biệt không chỉ xảy ra với các nhà nghiên cứu sản phẩm mà nó còn là cuộc chiến của những người làm marketing. Không thể phủ nhận việc khiến cho khách hàng tương tác với nội dung của bạn là một bước để tiến tới tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Nhưng một khách hàng tiềm năng chỉ có thể trở thành khách hàng thực sự khi họ bắt đầu hành động với chính sản phẩm của bạn.
Khơi gợi những lợi ích sâu xa
Quá trình này xuất phát từ chức năng sản phẩm nhưng nó đánh trúng tâm lý của khách hàng. Nếu không tính các mặt hàng có giá trị nhỏ, đa số người dùng mua hàng khi họ có nhu cầu, nhưng ngay cả khi đó nhiều người cũng không nhận thức được giá trị lợi ích sâu xa mà sản phẩm mang lại.
Ví dụ: Với khách hàng mua tủ lạnh vì họ có nhu cầu dự trữ thức ăn và họ cũng đang quan tâm tới các sản phẩm tiết kiệm điện, nhưng nếu bạn chỉ nói đơn giản tiết kiệm điện thì khách hàng sẽ không chú ý, nhưng nếu nói 1 năm có thể tiết kiệm 1 triệu đồng tiền điện, tỉ lệ người mua sẽ tăng hơn rất nhiều.
Nhiều người thích sao chép các chiến dịch quảng cáo hiệu quả và áp dụng nó với sản phẩm hoặc doanh nghiệp của mình, họ đang đặt những suy nghĩ chủ quan của họ lên hành vi mua hàng của khách hàng. Điều này khiến cho chi phí quảng cáo ngày càng tăng lên nhưng hiệu quả thì luôn ngược lại.
Chia nhỏ đối tượng khách hàng và tung "mồi nhử"
Hiện nay nhiều đơn vị nhỏ lẻ đang sử dụng những phương pháp marketing hoàn toàn giống nhau, điều này khiến cho các chiến dịch quảng cáo mất dần tính mới lạ và hấp dẫn người dùng, các quảng cáo này cùng nắm tay đi chung vào một kết quả là spam trong mắt khách hàng.
Ngay cả việc kinh doanh cùng một sản phẩm, hai doanh nghiệp khác nhau vẫn có những đối tượng khách hàng khác nhau. Điều này bị chi phối do đội ngũ bán hàng và mức ảnh hưởng của thương hiệu trong từng phân khúc khách hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khách hàng nhằm tạo ra một kế hoạch cụ thể là cực kỳ quan trọng.Bánh mì không
Ở đây không bán bánh mì, ở đây ăn bánh mì không, nói chuyện lông bông...
Tel: 0939-809-889
THANKS & BEST REGARD !!!